Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi diễn

 

Bưởi diễn là một loại cây dễ trồng, nhưng để đạt được năng suất cao và chất lượng quả tốt, bạn cần áp dụng các kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng phương pháp. Dưới đây là những kinh nghiệm quý báu được chia sẻ từ những người làm nghề trồng bưởi diễn lâu năm tại chính gốc diễn, kết hợp với kiến thức khoa học kỹ thuật để đúc kết ra.

1. Lựa Chọn Giống Cây Bưởi Diễn

Để có những cây bưởi diễn có năng suất cao, quả bưởi chất lượng việc chọn giống cây xịn, chính gốc là vô cùng quan trọng. Hãy chọn giống cây bưởi diễn có nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải cây kém chất lượng. Nên chọn những cành bưởi diễn chiết cành để có đặc tính giống tốt nhất.

Bạn nên tìm đến những nhà vườn bưởi diễn ở chính gốc diễn để hỏi mua giống. Như vậy sẽ có cây giống tốt nhất.

Cây giống bưởi diễn chất lượng cao tại đất diễn
Cây giống bưởi diễn chất lượng cao tại đất diễn

2. Đất Trồng Bưởi Diễn

Đất nên có kết cấu xốp, giữ mùn, giữ màu, và giữ các chất dinh dưỡng tốt. Độ pH từ 5,5 đến 6,5 là lý tưởng nhất.

Tránh trồng cây bưởi diễn ở những vùng đất trống có nhiều gió, vì điều này có thể làm cho hoa bưởi rụng nhiều và tỷ lệ đậu quả giảm. Nếu cần, trồng xen cây cản gió để bảo vệ cây.

3. Khoảng Cách Trồng Cây

Khoảng cách giữa các cây phụ thuộc vào loại đất:

Đất tốt: Khoảng cách giữa các cây là 3 x 3,5 m, mật độ khoảng 35 cây/sào ở Bắc Bộ.

Đất xấu: Khoảng cách giữa các cây là 5 x 6 m, mật độ khoảng 14 cây/sào ở Bắc Bộ.

4. Làm Đất và Đào Hố

Làm đất kỹ, lên luống cách nhau 4.5 – 5 m, rãnh rộng và sâu 30cm.

Đối với đất tốt, đào hố kích thước 60x60x50cm.

Đối với đất xấu, đào hố kích thước lớn hơn: 80x80x60cm.

5. Phân Bón Lót

Trước khi trồng, bạn cần bón phân lót để cây có đủ dinh dưỡng cho việc phát triển bộ rễ:

Đất tốt: 20 – 25 kg phân hoai mục, 0,25 – 0,3 kg lân, 0,2 – 0,25 kg kali, 0,5 kg vôi bột.

Đất xấu: 25 – 30 kg phân hoai mục, 0,3 – 0,5 kg lân, 0,25 – 0,3 kg kali, 1 kg vôi bột.

Chờ từ 20 – 30 ngày để phân chuồng có thể bay hơi trước khi trồng, tránh trường hợp nóng rễ.

6. Quy Trình Trồng Cây Bưởi Diễn

Dùng cuốc moi hố đã bón phân lót từ 20 – 30 ngày. Đặt cây nhẹ nhàng xuống hố tránh làm vỡ bầu đất.

Lấp đất nén chặt xung quanh tán cây, nhưng đừng nén quá mạnh để tránh làm đứt rễ.

Sử dụng 3 cái cọc để giữ cây thẳng đứng.

Phủ mùn rác và cỏ khô kín gốc cây để giữ độ ẩm cho đất.

Tưới thật đẫm sau khi trồng và tưới hàng ngày vào khoảng 9h sáng và 3 – 4h chiều mát. Tránh tưới vào sáng sớm hoặc giữa trưa nắng gắt.

Cách Chăm Sóc Cây Bưởi Diễn

Chăm sóc cây bưởi diễn không chỉ đơn giản là cung cấp nước, mà còn đòi hỏi kiến thức về việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Dưới đây là hướng dẫn về cách chăm sóc cây bưởi diễn từ khi trồng đến khi cây đã trưởng thành.

1. Bón Phân

Năm Thứ 1: Bón 30 kg phân hữu cơ, 300 gam đạm, 500 gam lân, 110 gam kali, 1 kg vôi bột.

– Năm Thứ 2: Bón 30 kg phân hữu cơ, 500 gam đạm, 800 gam lân, 330 gam kali, 1 kg vôi bột.

– Năm Thứ 3: Bón 50 kg phân hữu cơ, 860 gam đạm, 1,2 kg lân, 460 gam kali, 1 kg vôi bột.

Lịch Trình Bón Phân: Bón phân trong năm nên được chia thành 4 đợt:

– Tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali.

– Tháng 5: Bón 30% đạm + 30% kali.

– Tháng 8: Bón 30% đạm + 30% kali.

– Tháng 11: Bón 100% lân + 100% vôi.

Chú ý: Trước khi bón phân, hãy làm sạch cỏ xung quanh cây.

Vườn bưởi diễn áp dụng đúng khoa học kỹ thuật giúp sai quả và ngon ngọt hơn
Vườn bưởi diễn áp dụng đúng khoa học kỹ thuật giúp sai quả và ngon ngọt hơn

2. Chăm Sóc Cây Bưởi Diễn 4 Năm Tuổi Trở Lên

Thời Kỳ Kinh Doanh (Từ Năm Thứ 4 Trở Lên): Trong giai đoạn này, lượng phân bón cần được xác định dựa trên năng suất của cây trong vụ trước. Dựa vào bảng hướng dẫn sau:

– 20 kg/năm: Bón 30 kg phân hữu cơ, 650 gam đạm, 830 gam lân, 410 gam kali.

– 40 kg/năm: Bón 40 kg phân hữu cơ, 1.100 gam đạm, 1.400 gam lân, 680 gam kali.

– 60 kg/năm: Bón 50 kg phân hữu cơ, 1.300 gam đạm, 1.700 gam lân, 820 gam kali.

– 100 kg/năm: Bón 60 kg phân hữu cơ, 1.750 gam đạm, 2.250 gam lân, 1.090 gam kali.

– 120 kg/năm: Bón 70 kg phân hữu cơ, 2.200 gam đạm, 2.800 gam lân, 1.360 gam kali.

Lịch Trình Bón Phân: Lượng phân được chia thành 3 lần trong năm:

Lần 1 (Tháng 2): Bón 40% đạm + 30% kali.

Lần 2 (Tháng 4 – 5): Bón 20% đạm + 30% kali.

Lần 3 (Tháng 11 – 12): Bón 100% phân hữu cơ + 100% lân + 40% đạm, 40% kali.

3. Phòng Trừ Sâu Bệnh

Thường xuyên kiểm tra vườn bưởi để phát hiện sâu bệnh kịp thời.

Xén tỉa các cành lá bị sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học hoặc thuốc hóa học ít độc để tiêu diệt sâu bệnh như Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp.

Chăm sóc cây bưởi diễn đòi hỏi sự kiên nhẫn và quan sát cẩn thận. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng các bước và lịch trình, bạn sẽ có được những cây bưởi diễn khỏe mạnh và năng suất cao.

Đây là một số kỹ thuật quý báu về việc trồng và chăm sóc cây bưởi diễn mà tôi rất muốn chia sẻ với mọi người. Nếu bạn đang tìm kiếm cây giống bưởi diễn chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.

Vui lòng liên hệ với Bưởi Diễn Thành Đạt. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn và cung cấp giống cây bưởi diễn tốt nhất cho bạn.

Hãy gọi hotline: Mr Đạt: 0395649999 hoặc Mr Thành: 0976432466

Địa chỉ: Đức Diễn, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Xem chi biết bài viết về cây giống bưởi diễn tại đây:>>> Cây giống bưởi diễn

messenger
Messenger
zalo
Zalo
hotline
Gọi Ngay