Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi diễn

 

Dưới đây là toàn bộ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi diễn cũng như các biện pháp phòng ngừa các sâu bệnh hại cho cây bưởi diễn do Trạm khuyến nông quận Bắc Từ Liêm biên soạn.

I. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BƯỞI DIỄN

1. Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng cây bưởi Diễn cần được giải phóng trước từ 4 – 6 tháng. Nếu là đất chu kỳ 2 bà con nên trồng 2 – 3 vụ cây họ đậu sẽ giúp cải tạo đất tốt hơn, trước khi trồng cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.

2. Thiết kế vườn trồng

– Mỗi lô (một vườn) khoảng 1ha có hệ thống tưới tiêu.

– Nếu vườn trồng cây bằng phẳng không có độ dốc cần lên luống giữa hai hàng cây tạo một rãnh rộng 30cm, sâu 30cm và xung quanh có rãnh thoát nước rộng 80cm, sâu 50cm – 60cm để tránh bị úng cục bộ hoặc trong đất ngập nước ở những đợt mưa kéo dài.

– Nếu đất đồi cần thiết kế vườn trồng theo địa hình của từng mảnh đất để tránh hiện tượng sạt lở và rửa trôi đất màu.

– Hệ thống nước tưới: Phải thiết kế hệ thống kênh mương dẫn nước đến từng vườn. Trong mỗi vườn có hệ thống ống cứng dẫn nước tưới đến từng hàng cây thuận tiện.

– Có bể chứa nước khoảng 20m³.

– Có một bể nhỏ khoảng 3m³ để ngâm phân.

– Có một bể nhỏ khoảng 1m³ để phun thuốc.

– Cần áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây bưởi Diễn

3. Mật độ, khoảng cách trồng

– Thông thường khoảng cách trồng: 5m x 5m (cây cách cây: hàng cách hàng)

– Mật độ: 400 cây/ha

4. Thời vụ trồng

Thời vụ thích hợp trồng cây bưởi Diễn ở miền Bắc Việt Nam vào mùa xuân (từ tháng 2 – tháng 4) và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10). Trong điều kiện ta chủ động được nguồn nước tưới, trồng vào vụ Thu cây ổn định sinh trưởng, đến mùa Xuân năm sau cây sinh trưởng tốt hơn.

5. Đào hố và bón lót

– Sau khi đã thiết kế xong tiến hành đào hồ và bón lót trước lúc trồng 1 tháng.

+ Kích thước hồ: Nguyên tắc đất xấu phải đào rộng và sâu, đất tốt đào hố nhỏ và nông hơn. Thông thường hồ trồng cây bưởi Diễn đào 60cm x 60cm x 60cm. Khi đào hồ xong dùng đất đào lên với đất phá thành lấp xuống 4/5 hồ, phần đất còn lại trộn đều với phân chuồng + vôi + lân lấp trên mặt hố cao hơn mặt đất vườn 15 + 20 cm.

– Lượng phân bón lót (tính cho 1 hố)

+ Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục): 50 + 60kg

+ Phân lân Supe: 0,5 + 1kg

+ Với bột : 1kg

+ NPK tổng hợp bón lót: 0,2+0,3kg

Lưu ý: Nếu không có phân chuồng hoai mục thì có thể sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng bón 0,5 – 1kg/hố/cây.

6. Tiêu chuẩn chọn giống và kỹ thuật trồng cây

Cây giống bưởi Diễn được nhận bằng phương pháp chiết cành từ vườn cây đầu dòng, sạch bệnh virus, cây giống bưởi Diễn được trồng trong túi bầu, chiều cao đạt 50 – 70cm trở lên, cây không bị sâu bệnh.

– Khi trồng, đào lỗ giữa mô đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô từ 3 – 5cm. Dùng tay ấn nên đất xung quanh bầu cây tạo sự liên kết giữa đất ở ngoài và bầu cây. Khi đặt cây phải cắm cọc để giữ cây con khỏi tác hại của gió. Trồng xong tưới đẫm nước.

– Dùng cỏ mục rơm ra để ủ gốc.

Cách trông cây bưởi diễn
Cách trông cây bưởi diễn

Lưu ý. Sau khi trồng cây bưởi Diễn ra đất, cần phải thăm vườn thường xuyên để xem tình trạng cây có tốt không.

II. KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY BƯỞI DIỄN

1. Chăm sóc sau khi trong và thời gian khi cây chưa có quả (thời kỳ kiến thiết cơ bản)

a. Làm cỏ, tưới nước giữ ẩm và trồng xen

– Sau khi trồng phải tưới nước thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết khô nắng mà có thể tưới bổ xung chống hạn cho cây.

– Những năm đầu cây còn nhỏ chưa giao tán phải làm sạch cỏ gốc, ở những vùng đất bằng hoặc hơi dốc nên trồng cây phân xanh ở giữa các hàng cây để vừa che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, vừa tạo nguồn phân xanh cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Trồng xen phải theo phương châm (cây trồng xen không chèn cây trồng chính).

2. Chăm sóc cây thời kỳ mang quả (Thời kỳ kinh doanh) a làm có tuổi nước cái lạ

a. Làm cỏ, tưới nước, cắt tỉa

Thời kỳ này cũng phải thường xuyên làm cỏ xung quanh hình chiếu tán cây kết hợp với việc ủ gốc và tưới nước đủ ẩm cho cây.

Cắt tỉa hàng năm: Thời kỳ cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch đều phải đến là những cánh tăm, cành khô, cành vượt, cành sâu bệnh. Công việc đốn tỉa phải được tiến hành thường xuyên nhằm tạo cho cây có sức bật mầm mới, thoáng, không sâu bệnh.

Ngắt bỏ toàn bộ các hoa dị hình, những hoa, quả non ra muộn và ở vị trí không thích hợp cho việc hình thành quả, công việc này có thể tiến hành bằng cách phun các chất điều tiết sinh trưởng.

b. Phân bón

* Phương pháp bón phân cho cây: bón phân vô cơ bên trong tán, bón phân hữu cơ ngoài mép tán theo hình tròn.

* Lượng bón:

Năng suất thu được vụ trước (Kg quả/vụ) Liều lượng

Tương đương Urea (Kg/cây/năm)

Tương đương Super lân (Kg/cây/năm)

Tương đương KCL  (Kg/cây/năm)

Phân bón tổng hợp NPK (kg), phân bón hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ (Kg/cây/năm)

20 0,5 1 0,5 2 50
40 1 1 1 4 70
60 1,5 1,5 1,5 6 70
90 1,7 2 1,7 7 100
120 2 3 3 9 100
150 2,5 4 3 10 100

Chú ý:

– Nếu trên đất đồi dốc dễ bị rửa trôi, đất cát pha, hoặc đất sỏi thì lượng phân bón cần tăng lên 30 – 40%. Đất có nhiều mùn lượng phân bón trên cần giảm 20 – 30%.

– Trong vườn nếu giữ cỏ băng cần tăng thêm 20% vào vụ Xuân – Hè

– Vào mùa hè mưa nhiều, có thể giảm bón đạm hoặc không bón để tránh lộc hè phát triển mạnh.

– Nếu phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao cần rút bớt lượng đạm vô cơ.

* Thời kỳ bón phân cho bưởi Diễn

Thời gian bón Tỷ lệ các loại phân chính (%) Ghi chú
N P2O5 K2O NPK tổng hợp, Phân hữu cơ vi sinh
Bón sau khu thu quả (cuối tháng 12 đầu tháng 1 năm sau) 15 100 20 20 – Bón sâu cùng toàn bộ phân chuồng

– Nhằm hồi phục sức cho cây

Bọn vụ Xuân, trước sau khi lộc xuân xuất hiện ( khoảng tháng 2-3) 40 0 25 25 – Tưới trước khi bón

– Nhằm tăng khả năng ra hoa, đậu quả

Thời kỳ quả lớn mạnh (khoảng tháng 4-5) 30 0 30 30 – Cắt cành vượt trước khi bón phân

– Nhằm thúc cho quả nhanh lớn, hạn chế rụng quả

Bón trước khi thu hoạch (khoảng tháng 9, 10) 15 0 25 25 – Tăng chất lượng quả

– Phân chuồng bón một lần duy nhất sau thu hoạch (khoảng cuối tháng 12 đầu tháng 1 năm sau).

*Cách bón

Bón theo tán cây, cuốc rãnh rộng 30cm, sâu 10 cm từ mép tán vào trong, phân trộn đều và rắc vào rãnh sau đó lấp đất. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ và tủ lại gốc cùng với tưới nước.

cách bón phân cho cây bưởi diễn
cách bón phân cho cây bưởi diễn

Chú ý: Mỗi lần bón phân cần tưới nước đủ ẩm cho đất trước và sau khi bón.

3. Quản lý dịch hại trên vườn bưởi Diễn

a. Áp dụng Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp

+ Thiết lập hệ thống tự nhiên để ngăn ngừa hay giảm thiểu sâu, bệnh hại bằng cây trồng xen.

+ Trồng một số cây trồng có tác dụng xua đuổi côn trùng (các loại rau thơm, rau gia vị, gừng, nghệ,…)

+ Trồng xen lạc, đậu tương hoặc các loại đậu khác.

+ Xây dựng hàng rào chắn gió để ngăn ngừa di chuyển của côn trùng theo gió.

– Biện pháp kỹ thuật canh tác

+ Sử dụng giống sạch bệnh, trên vườn cây bưởi tiến hành kiểm tra nếu có cây nào bị nhiễm bệnh sẽ loại bỏ.

+ Thường xuyên vệ sinh vườn, nhất là sau thu hoạch nhằm loại bỏ nguồn bệnh hại, cắt đứt nguồn lây nhiễm.

+ Cắt tỉa cành tạo cho vườn thông thoáng, tạo điều kiện bất lợi cho nhiều loại dịch hại, khống chế độ cao của cây để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.

+ Cân bằng dinh dưỡng bằng bón phân hợp lý, tăng cường chất hưu cơ, làm giàu vi sinh vật có lợi (không sử dụng phân bón lá định kỳ).

+ Duy trì mật độ trồng hợp lý (vườn có mật độ 400 cây/ha).

+ Quản lý cỏ dại: ngoài thời gian các cây trồng xen có mặt trên vườn, vườn luôn được làm sạch cỏ, nhất là vùng gốc cây để loại bỏ những loại sâu, bệnh có thể tấn công vào gốc cây.

+ Có hệ thống mương rãnh thoát nước, không để ngập úng hoặc đọng nước cục bộ để tránh nấm bệnh gây hại bộ rễ cây bưởi Diễn.

Bài viết liên quan: Kỹ thuật thụ phấn cho bưởi diễn sai quả

đào rãnh thoát nước tránh ngập úng cho bưởi
đào rãnh thoát nước tránh ngập úng cho bưởi

– Biện pháp cơ học và vật lý

+ Sử dụng bẫy, bả hoặc bắt bằng tay.

+ Cần thiết có thể sử dụng biện pháp tưới nước áp suất cao lên chồi lá non trong mùa nóng để hạn chế bọ trĩ, nhóm nhện hại và sâu ăn lá.

– Biện pháp sinh học

+ Mỗi loài dịch hại có các loài thiên địch khống chế chúng cho nên cần được bảo vệ và khích lệ chúng phát triển. Tiến hành nhân nuôi và thả thiên địch khi chúng xuất hiện dưới ngưỡng phòng trừ.

+ Các loài thiên địch trên cây có múi: Các loài bọ rùa, ong ký sinh, bọ ba khoang, chuồn chuồn cỏ, các loài nhện lớn và nhện nhỏ bắt mồi, bọ ngựa, kiến vàng,

– Biện pháp hóa học

+ Kiểm tra thường xuyên tinh hình dịch hại trên vườn để quyết định phun hay không phun, nhìn chung chỉ dùng thuốc khi cần thiết, không phun định kỳ.

+ Thực hiện 5 đúng khi sử dụng thuốc: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng nồng độ, đúng cách.

+ Khi tiến hành xử lý các loại thuốc BVTV thì nên sử dụng các loại thuốc thế hệ mới, thuốc nguồn gốc sinh học có hiệu lực cao khi sâu phát sinh gây hại.

b. Một số loài sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ

+ Sâu vẽ bùa Phylocnistis citrella sinh trưởng đẻ trứng vào mặt dưới lá non. Sâu non đục vào lớp dưới biểu bì tạo đường hầm ngoằn ngoèo màu trắng bạc. Sâu non đẫy sức hoá nhộng ngay trong vòng cuộn của lá. Vòng đời sâu vẽ bùa ngắn, từ 17 – 23 ngày.

nhận biết bưởi bị sâu vẽ bùa
nhận biết bưởi bị sâu vẽ bùa

Phòng trừ: sử dụng thuốc có hoạt chất Abamectin (Abasuper 5.55EC, Vibamec 3.6EC, Comda 250 EC) có nguồn gốc sinh học để phòng trừ. Phun khi lộc non mới nhú, dài 1-2cm

+ Câu cấu: Hypomeces squamosus và Platymycterus sieversi Loài Hypomeces squamosus màu xanh vàng, kích thước lớn hơn loài Platymycterus sieversi, màu trắng đục. Khi có tiếng động, câu cấu lẩn trốn hoặc giả chết rơi xuống đất. Trưởng thành hoạt động giao phối vào ban ngày, trứng đẻ từng ổ 3-5 quả vào các kế thân cây hoặc mép lá khô. Sâu non nở ra rơi xuống đất, hoạt động dưới mặt đất. Trưởng thành vũ hoá sau những cơn mưa tháng 4-5 và tháng 7-9.

Câu cấu phá hoại bưởi
Câu cấu phá hoại bưởi

Phòng trừ: phun Abasuper 5.55EC, Vibamec 3.6EC, Comda 250 EC.

+ Sâu đục cành: Chelidonium argentatum Vào tháng 4-5, sâu trưởng thành đẻ trứng, từng quả, vào nách lá non, đỉnh chồi. Sâu non đục vào bên trong cành tạo đường ngoàn ngoèo xoáy trôn ốc. Lúc đầu, đường hầm đục hướng ra ngoài tán, sau đó đường đục quay vào phía trong thân và sâu hóa nhộng ở đó.

Phòng trừ: Phun Abasuper 5.55EC, Vibamec 3.6EC, Comda 250 EC khi lộc non xuất hiện hoặc bơm thuốc vào lỗ đục trên cành, sau đó dùng đất sét bít kín lỗ thông.

+ Sâu đục thân: Nadezhdiella cantori Hope Sâu trưởng thành màu xanh đậm có những đốm trắng. Trưởng thành đẻ trứng, từng quả, vào các vết nứt của cây. Sâu non đục vào trong thân tạo đường ngoằn ngoèo hướng từ dưới lên trên, hoá nhộng ngay trong thân cây.

Phòng trừ: vệ sinh vườn, gốc cây sạch sẽ. Thường xuyên dùng nước vôi đặc quét gốc để hạn chế trưởng thành đẻ trứng lên thân cây. Bơm thuốc có tác dụng xông hơi vào lỗ có sâu, dùng đất sét bịt kín lỗ sâu đục để diệt sâu non.

+ Sâu đục gốc Chelidonium argentanum Do xén tóc hoa từ tháng 4 đến tháng 9 vũ hóa bay ra đẻ trứng vào gốc cây, thân cây, sâu nở ăn thẳng vào vỏ cây.

Sâu đục cành, thân, gốc bưởi
Sâu đục cành, thân, gốc bưởi

Biện pháp phòng trừ: Bắt xén tóc tóc trưởng thành, dùng thuốc có tác dụng xông hơi vào lỗ đục của cây sau đó dùng đất sét bịt miệng lỗ lại.

Chú ý: sâu đục thân thường đẻ trứng ở các kẽ nứt của vỏ ở phần thân cây và gốc cây, vì vậy vào tháng 11-12 người ta thường dùng vôi tôi hòa với nước ở nồng độ đặc quét từ gốc cây lên đến cành cấp 1 có tác dụng: lấp các kẽ nứt ở vỏ cây làm cho sâu không có chỗ đẻ trứng, hoặc nếu sâu đẻ trứng sẽ làm cho trứng bị ung không nở thành sâu non.

+ Nhóm ngài chích hút quả: Othreis fullonia, Ophiusa coronata, Ophiusa tirhaca. Trưởng thành hoạt động từ chập tối đến khoảng nửa đêm, hút dịch trên những quả bưởi chín. Quả bị ngài chích sẽ thổi, sau đó bị rụng.

Phòng trừ: Đặt bẫy dẫn dụ có trộn thuốc trừ sâu để diệt ngài, 10 bẫy/ha.

+ Ruồi vàng: Bactrocera dorsalis Ruồi trưởng thành dài 4 – 5 mm, màu nâu đỏ, vân vàng. Trưởng thành cắm ống đẻ trứng vào quả, sâu non nở ra ăn thịt quả và phát triển thành dòi ở bên trong. Ruồi vàng phá hoại nặng vào tháng 8-9. Quả bị hại thường bị rụng sớm.

Ruồi vàng là loại côn trùng nguy hiểm gậy hại cho quả bưởi
Ruồi vàng là loại côn trùng nguy hiểm gậy hại cho quả bưởi

Phòng trừ: dùng bả Metyleuzernol + Nalet tiêu diệt con trưởng thành, phun dung dịch Protein khi quả bắt đầu vào chín sinh lý. Hiện nay biện pháp sử dụng túi bọc bưởi diễn cũng là một giải pháp vô cùng hiệu quả và không gây độc hại.

+ Nhóm Rệp: Nhóm rệp sống thành quần tụ, hút nhựa trên chùm hoa hay các bộ phận non. Chất bài tiết của rệp là môi trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển. Rệp gây rụng hoa, quả non, đọt non biến dạng, lá bị xoăn lại.

Phòng trừ: khi cần thiết có thể phun DC Tron Plus 0,5% + Rầy chóng cảnh: Diaphorina citri hoặc Comda 250EC.

+ Rầy chổng cánh: trưởng thành màu xám nâu, dài 2,5 – 3 cm. Rầy cái đẻ trứng trên các lộc non vừa nhú, rầy có thể đẻ tới 800 quả trứng. Rầy trưởng thành hoạt động nhanh nhẹn, rầy con màu vàng sáng rất ít di động.

Phòng trừ: Phun thuốc Abasuper 5.55EC, Vibamec 3.6EC, Comda + Nhện đỏ cam chanh: Panonychus citrin 250 EC để phòng trừ.

+ Nhện đỏ cam chanh:  Panonychus citri Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ Đông Xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá bị bạc hơn so với cho lá không có nhện đỏ hại.

Phòng trừ: Abasuser 5.55EC, Vibamec 3.6EC, Comda 250 EC.

+ Bệnh vàng lá: Greening do Liberibacter asiaticus Cây bị bệnh có hiện tượng “gân xanh lá vang”. Bệnh thường biểu hiện từ những cành đơn lẻ, lá rụng dẫn và cành bị chết. Ở những cành bị bệnh, quả nhỏ, biến dạng, màu nhợt, chua.

Nhận biết bệnh vàng lá gân xanh ở bưởi
Nhận biết bệnh vàng lá gân xanh ở bưởi

Phòng trừ: chặt bỏ những cây bị bệnh. Chăm sóc tốt cho vườn cam, phòng trừ rầy chống cánh – tác nhân truyền bệnh.

+ Bệnh loét: Xanthomonas campestris pv. citri

Triệu chứng: Trên lá, khi mới xuất hiện, vết bệnh có dạng giọt dầu trong suốt, sau đó vết bệnh lan rộng ra thành hình tròn hay hình bất kỳ màu nâu nhạt, quảng vàng. Vết bệnh lan nhanh khi gặp nhiệt độ, ẩm độ cao. Khi cây bị bệnh, lá rụng hàng loạt, cành khô rồi chết, cây sinh trưởng kém, quả rụng sớm.

Phòng trừ: phun dung dịch Boocdo 1%, Norshield 86,2 WG, Epolist 85WP, Coc 85 WP.

+ Bệnh sẹo: Elsinoe fawcetti

Triệu chứng: lá và quả có những nốt nổi gồ ghề màu nâu, thường gây hại lá và quả lúc còn nhỏ. Vết bệnh tạo thành những nốt ghẻ nhỏ cao trên bề mặt lá, thường lộ mặt dưới của lá, vết bệnh có màu vàng rơm, nhiều vết bệnh liên kết lại thành từng mảng lớn làm cho lá bị nhăn nheo biến dạng, cây sinh trưởng kém, cắn cỏi. Khi tấn công trên cành làm cho cành bị khô và chết, thời kỳ mang quả bệnh tấn công từ lúc quả còn nhỏ đến khi quả lớn, bệnh nặng làm rụng quả. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa theo các đợt lá và chồi non

Phương pháp phòng trừ: cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận cây bị nhiễm bệnh. Phun định kỳ các loại thuốc trừ nấm theo các đợt lá, chồi non như phun dung dịch Boocdo 1%, Norshield 86,2 WG, Epolist 85WP, Coc 85 WP.

+ Bệnh chảy gôm: Phytophthora sp. Bệnh chủ yếu hại các rễ tơ nơi tiếp giáp giữa bộ phận trên và dưới mặt đất. Ở cây bị bệnh, lá chuyển vàng, nhựa chảy ra từ các vết bệnh trên thân.

Bệnh chảy gôm trên cây bưởi diễn
Bệnh chảy gôm trên cây bưởi diễn

Phun hoặc quét dung dịch Aliette 80WP, Alpine 80 WG, Ridomil Gold 68 WP hoặc boocdo 3% lên thân cây.

Bài viết liên quan: Nhân giống bưởi diễn bằng phường pháp chiết cành

4. Thu hoạch bưởi diễn

– Thời gian từ 25/11 đến 25/12. Độ chín thích hợp để thu hái được căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:

+ Sự biến đổi màu sắc quả bưởi diễn khoảng trên 50%

+ Hàm lượng nước quả: trên 50% trọng lượng quả.

+ Hàm lượng chất khô hoà tan( độ Brix): 10,0 trở lên.

+ Chỉ số E/A( Đường tổng số/ axit tổng số): Trên 10

– Khi hái quả phải dùng kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ, gẫy cành, rụng lá, quả để ở nơi thoáng mát phân loại chờ vận chuyển đến nơi bảo quản và tiêu thụ.

Trên đây là quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi diễn. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu.

messenger
Messenger
zalo
Zalo
hotline
Gọi Ngay